Người ta thường biết đến ốc nhồi là thực phẩm dân dã, nhiều chất dinh dưỡng và dễ chế biến. Không chỉ dừng lại ở đó, ốc nhồi còn được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng nước đơn giản mà nhà nông cần biết. Theo chân Biển Xanh Trà Vinh tìm hiểu nhé!
Ốc nhồi còn được gọi với tên khác là ốc bươu đen hay ốc mít Conica, ốc lác. Loại ốc này sinh trưởng trong môi trường nước ngọt, thuộc dòng động vật thân mềm. Ốc nhồi thường có ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nam Bộ. Ở miền Nam, ốc nhồi sẽ được phân thành hai loại là ốc nhồi đuôi vỏ thẳng và ốc nhồi đuôi nhọn. Nhìn chung, cả hai loại ốc này đều có giá trị dinh dưỡng cao, năng suất lớn. Do vậy, hiện ốc được nuôi rất nhiều. Để có thể nuôi thành công, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng.
TIÊU CHUẨN CHỌN ỐC NHỒI GIỐNG
Bắt đầu với kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng quan trọng nhất là con giống. Con giống càng tốt thì sức đề kháng và sinh trưởng càng mạnh. Khi chọn giống, bạn cần để ý các tiêu chí sau:
- Chọn con giống ốc khỏe mạnh, chất lượng tốt. Những con ốc khỏe thường có vỏ màu xanh vàng hoặc nâu đen, trên thân vỏ hiển thị rõ ràng các đường sinh trưởng. Phần tâm nắp miệng rộng và có thêm những đường tròn đồng tâm mở rộng ra phía ngoài. Phần miệng ốc đầy và không bị loe ra hai bên, lỗ rốn nhỏ và khá hẹp.
- Phần vỏ con ốc nhồi không được bám nhiều rong rêu, không xuất hiện các vết nứt nẻ hay trầy xước.
- Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng còn chú trọng chọn con giống có kích thước từ 0.4 – 0.6g/ con.

Nếu như bạn chọn nhân giống từ trứng ốc nhồi thì trứng giống cần tuân thủ các yếu tố sau:
- Chùm trứng có màu sắc đồng đều và phải còn nguyên vẹn, không bị dập vỡ.
- Kích thước đồng đều và không xuất hiện bất thường khác. Thông thường, trứng ốc nhồi giống chỉ to bằng hạt đỗ xanh;
- Trứng sẽ chuyển thành màu xám đen sau 11 ngày và sẽ nở thành con ốc nhồi sau 15 ngày.
KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI TRONG TRÁNG TẠO NĂNG SUẤT CAO
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng cần tuân thủ những quy định khắt khe về chọn ao nuôi, máng nuôi cải tạo ao và thả giống. Dưới đây là những điểm cần chú ý trong quá trình nuôi.
1. Thiết lập ao nuôi ốc nhồi
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng cần diện tích ao nuôi từ 200m2 trở lên và được chia thành các ô nhỏ. Ao cần giữ được độ ổn định mực nước từ 0.8 – 1.2m và có cống cấp, thoát nước đặt ở vị trí phù hợp giúp hiệu quả cấp thoát nước tối ưu. Phần bờ ao nên được đắp kè cẩn thận để hạn chế tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến môi sinh của ốc nhồi.

Lưu ý, ốc nhồi chỉ sinh trưởng được trong môi trường nước ngọt, không bị nhiễm mặn và có nhiệt độ từ 22 – 30 độ. Tùy vào sự thay đổi thời tiết mà ốc có xu hướng lẩn trốn để giữ ấm cho cơ thể. Do vậy, nếu thời tiết có sự thay đổi nhiệt độ quá thấp, bạn nên có biện pháp che chắn nhằm điều hòa nhiệt độ trong nước.
Phần bờ quanh ao cần đảm bảo thoáng mát, không có bụi rậm để giảm thiểu tình trạng chuột càn quấy. Đồng thời, điều này cũng giúp quá trình thu hoạch sau này của bạn gặp thuận lợi hơn. Phần ao, máng nước nên trồng thêm rau rút, bông súng, rong tảo để tạo độ mát và hình thành chỗ bám cho ốc.
2. Cải tạo ao
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng đòi hỏi bạn cần thực hiện các biện pháp cải tạo ao như:
- Loại bỏ phần nước dư thừa trong ao, máng nước nhằm loại bỏ tạp chất, cá tạp và vệ sinh xung quanh ao;
- Lớp bùn dưới ao cần được vét, chỉ để lại lớp bùn cao tầm 15 – 20cm;
- Để khử độ pH trong ao hồ, bạn nên sử dụng 7 – 10 kg/ 100m2 vôi bột rải khắp bề mặt ao. Đối với những ao tồn tại đã lâu, lượng vôi cần tăng lên 7 – 10 kg/ 100m2;
- Trường hợp ao lâu ngày đã xuất hiện lớp bùn đen thì sau khi thực hiện khử pH, bạn nên để phơi ao từ 2 – 3 ngày để diệt hết toàn bộ vi khuẩn gây hại;
- Sử dụng 20 – 30kg phân chuồng/ m2 ao để bón;
- Nước lọc vào ao cần phải lọc qua lưới potylen có mắt dầy, mức nước phù hợp là 1.5m sau 3 – 5 ngày lọc nước. Màu nước sẽ chuyển thành xanh nõn chuối là đủ điều kiện để thả giống.
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng cho phép bạn kết hợp nuôi trồng nhiều giống cây khác, điển hình là cây lúa giống. Bạn nên chờ đến lúc cây lúc phát triển ổn định rồi mới thả ốc giống. Lợi ích thấy rõ của việc trồng lúa đó là nơi sinh trưởng của ốc được che chắn cẩn thận, hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có khi thực hiện cải tạo đất trồng lúa.
3. Thả giống
Sau khi chọn được những con giống khỏe, bạn có thể tiến hành thả giống vào máng nước. Lưu ý, không nên thả trực tiếp ốc giống xuống ao mà cần đổ từ từ nước vào chậu để ốc làm quen với môi trường sống mới. Sau khoảng 30 – 45 phút mới thả ốc xuống ao. Thông thường, ốc sẽ được thả từ tháng 4 đến tháng 6 mỗi năm và thu hoạch trước mùa mưa để đảm bảo năng suất.
4. Chuẩn bị thức ăn cho ốc
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng lưu ý bạn về phần thức ăn cho ốc nhồi. Theo đó, khoai lang, bèo lục bình hay rau muống đều là món ăn ưa thích của loại động vật này. Bạn có thể để chúng ở quanh bờ hoặc thả xuống ao để ốc tự tìm kiếm thức ăn. Để ốc tăng trưởng hiệu quả hơn, bạn cũng có thể kết hợp bổ sung khẩu phần ăn bằng cám gạo, bột ngô.
5. Thời gian thu hoạch
Thời điểm thu hoạch ốc tốt nhất là sau 3 – 4 tháng nuôi, khi mà con ốc đạt khối lượng từ 25 – 30 con/ kg. Tùy vào mật độ ốc và kích thước của chúng mà bạn có thể thu hoạch những con ốc lớn trước để nuôi gối vụ. Trong ngày, bạn nên thu hoạch vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm khi mà ốc nổi lên ăn nhiều. Như vậy việc thu hoạch ốc nhồi trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
PHÒNG BỆNH CHO ỐC NHỒI NUÔI TRONG TRÁNG NƯỚC
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng còn chú trọng đến vấn đề phòng và điều trị bệnh cho ốc nhồi. Ốc thường mắc hai bệnh chính:
- Ốc nhiễm ký sinh trùng nếu thấy phần vỏ bị ăn mòn tạo thành các rãnh lớn, vết ăn còn lan sâu vào bên trong thân ốc hoặc nắp miệng ốc bị ăn mòn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do môi trường nước nuôi bị ô nhiễm khiến ốc ít di chuyển, tạo điều kiện cho ký sinh trùng gây bệnh.
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần loại bỏ nước thừa và khử độ pH trong hồ nuôi bằng vôi với hàm lượng 1 – 2kg/100m2. Bạn cũng nên sử dụng thêm các thuốc khử trùng ao hồ như Vicato, BKC đều đặn 2 lần/ tháng.

- Ốc nhồi cũng có thể mắc bệnh sưng vòi khi có dấu hiệu ít di chuyển hoặc nạp ít thức ăn hơn, ốc thường xuyên nổi lên mặt nước và vòi ốc bị thâm, sưng lên. Nguyên nhân của việc này cũng xuất phát từ việc môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Để điều trị bệnh này, người nuôi cần loại bỏ nước bẩn và cách ly riêng những con đã có dấu hiệu bệnh. Sử dụng vôi để khử trùng và ổn định độ pH trong hồ kết hợp với các loại thuốc sát khuẩn như Vicato, BKC với liều lượng 2 lần/ tháng.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài thông tin về kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng mà Biển Xanh Trà Vinh muốn chia sẻ đến bạn. Nhìn chung, kỹ thuật nuôi ốc không quá phức tạp và hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng. Vậy nên, bạn hãy bắt tay vào thực hiện quy trình nuôi ốc nhồi ngay hôm nay nhé.
Biển Xanh Trà Vinh
Địa chỉ: Số 202, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 8, Phường 7, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Xưởng sản xuất: CHI NHÁNH THU MUA, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN.
Địa chỉ: số 32 Ngô Quyền, Khóm 9, Phường 4, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Điện thoại: 0782.814.814
Email: info@bienxanhtravinh.com
Website: https://bienxanhtravinh.vn
- Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong tráng cho năng suất cao
- Cách làm ốc bươu xào chuối xanh cho cả gia đình cùng thưởng thức
- Bà bầu ăn ốc bươu được không – Nên ăn bao nhiêu là hợp lý?
- Cách làm ốc nhồi hấp lá lốt thơm ngon, không hề bị ngán
- Ốc vùi là gì? Ốc vùi có nguồn gốc từ đâu? Phân biệt ốc vùi và ốc vòi voi