645 lượt xem Chưa phân loại

Ốc nhồi bị mòn vỏ là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Nuôi ốc nhồi có sức đề kháng tốt, sống tự nhiên, ít bị bệnh. Nhưng vì nhu cầu sử dụng ốc nhồi ngày càng tăng mà ốc nhồi ngoài tự nhiên thì khan hiếm. Vì thế mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều gia đình đầu tư. Tuy nhiên, mấy năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến nhiều dịch bệnh phát triển làm suy giảm chất lượng và sản lượng ốc nuôi. Trong đó, bệnh ốc nhồi bị mòn vỏ là bệnh thường gặp nhất hiện nay. Để hiểu tõ hơn về loại bệnh này, hãy cùng Biển Xanh Trà Vinh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Ốc nhồi bị mòn vỏ là bệnh gì?

Ốc nhồi bị mòn vỏ là một trong những bệnh thường gặp trong quá trình nuôi ốc nhồi thương phẩm. Những con ốc bị bệnh này thường xuất hiện các rãnh nhỏ và lỗ thủng trên vỏ và mài ốc mỏng hẳn. Điều này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào ốc khiến ốc bỏ ăn chậm lớn, còi cọc.

Bệnh ốc nhồi bị mòn vỏ

Nguyên nhân ốc bị mòn vỏ, mòn đít

Tình trạng ốc bị mòn đít, mòn vỏ thường do môi trường nuôi ốc thiếu các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của ốc. Đặc biệt là các chất giúp ốc tái tạo vỏ như: kiềm, khoáng chất, canxi,… Ốc bươu để nhanh lớn thì cần lượng lớn những chất này để tạo lớp vỏ cứng cáp, càng lớn thì nhu cầu lượng chất càng cao. Nếu môi trường sống không có đủ canxi, khoáng cho ốc ăn nhiều như thế nào đi chăng nữa, ốc nhồi vân bị mòn vỏ, mòn đít cà chậm lớn. 

Đây cũng là minh chứng cho những suy nghĩ sai lầm rằng chỉ việc bơm nước vào rồi thả và cho ăn đầy đủ thì ốc sẽ nhanh lớn. Thực tế như vậy là chưa đủ, bởi những ao nuôi có hàm lượng khoáng có sẵn trong ao đầy đủ cho ốc phát triển thì không nói, còn những ao nuôi thiếu chất khoáng thì bà con phải bổ sung thêm.

Ví dụ như ao nuôi khu vực Đồng bằng thường có phèn, hàm lượng dinh dưỡng, khoáng trong nước và đất thấp nên ốc thường phát triển chậm hơn ao nuôi cạnh suối, cạnh sông.

Nguyên nhân ốc nhồi bị mòn vỏ

Cách xử lý ốc nhồi bị mòn vỏ

Để khắc phục tình trạng này, bà con cần mau chóng cấp cứu cho ốc bằng cách cải tạo môi trường nước để ốc phục hồi sức để kháng. Cách chế phẩm sinh học chuyên dụng rất hiệu quả cho việc cấp cứu môi trường nước nuôi ốc nhồi.

Cách cải tạo môi trường nuôi ốc như sau:

  • Quan sát kỹ và cách ly kịp thời những con ốc bị bệnh để điều trị.
  • Tiến hành thay nước liên tục trong vòng 3 – 5 ngày, mỗi lần thay khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao.
  • Song song với việc thay nước, bà con tiến hành diệt khuẩn trong nước bằng  BKC DOBIO 4ml/ 10m3 hoặc IODINE DOBIO 4ml/10m3.

Chế phẩm BKC cho ao nuôi ốc nhồi

  • Sử dụng chế phẩm EMG 5g/50m3 + 50g/500m3 YUCA ZEO DOBIO để tạo vi sinh có lợi cho ao, giúp làm sạch nước ao nuôi. Thực hiện xử lý nước cho đến khi môi trường ổn định trở lại mới thôi, mỗi lần xử lý cách nhau 3 ngày.
  • Bổ sung một số loại khoáng chất giúp ốc nhanh cứng vỏ như: SUPER CAL 5ml/10m3 1 – 2 lần/ngày,  bổ sung khoáng Ca, Mg.
  • Bổ sung vitamin C vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc bằng cách pha với nước rồi dùng gáo té đều khắp ao.

Hiệu quả xử lý có thể là 100% hoặc ½ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của ốc. Ốc lớn bằng ngón tay khi bị nhiễm bệnh mòn vỏ thì có thể chữa trị hết 100%. Nhưng cách tốt nhất là bà con nên bổ sung khoáng định kỳ 5 – 7 ngày/ lần cho ốc tái tạo vỏ hoặc có thể trộn vào thức ăn 2 tuần 1 lần.

Cách phòng tránh bệnh ốc nhồi bị mòn vỏ hiệu quả

Dưới đây là một số phòng tránh ốc nhồi bị mòn vỏ, bạn cần nắm vững.

1. Giữ nguồn nước sạch và độ Ph từ 6.5 đến 8.5

Trong quá trình nuôi, ốc càng lớn thì chất thải của ốc càng nhiều. Vì thế, phải thay nước thường xuyên để giữ nguồn nước luôn sạch sẽ. Đồng thời, giữ độ PH phát triển ổn định nhất là từ 6.5 đến 8.5. Nếu thấp hơn hoặc cao hơn đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ốc.

2. Bổ sung khoáng, canxi đầy đủ cho ốc tái tạo vỏ

Sau khi thả ốc tầm 20 – 30 ngày cần bổ sung khoáng chất cho ốc tái tạo vỏ. Chất khoáng bổ sung cho ốc có thể sử dụng các loại dành cho tôm tạt định kỳ 10 -15 ngày từ 0,3 đến 1kg cho 20m3 nước.

Nếu ốc nhồi bị mòn vỏ thì có thể tạt nhiều hơn hoặc bổ sung khoáng chất bằng cách trộn trực tiếp vào thức ăn. Khi ốc càng lớn thì nhu cầu khoáng chất càng tăng nên có thể rút ngắn thời gian bổ sung từ 7 – 10 ngày/lần.

Cách bổ sung vôi canxi tương tự như trên.

3. Tạo màu nước cho ao nuôi

Nuôi ốc nhồi trong ao đất, cần bón 1 lượng lớn vôi trong bình từ 30 – 50kg cho 100m2. Nếu bùn đáy có nhiều phèn thì có thể bón vôi nhiều hơn, sau đó cho thêm 100 kg phân bò ủ khô trong 1-2 tháng rải đều mặt ao. Trước khi nuôi trộn đều phân bò, vôi và bùn dưới ao sau đó phơi khô ao trong 4 – 5 ngày thì mới bắt đầu tháo nước vào ao nuôi.

Trong ao nuôi trồng ½ bể cây thủy sinh như bèo cái, bông súng, bèo cám,…

Hy vọng những thông tin mà Biển Xanh Trà Vinh chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ốc nhồi bị mòn vỏ. Từ đó, có phương pháp nuôi ốc đạt năng suất cao nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ với Biển Xanh Trà Vinh theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Biển Xanh Trà Vinh

  • Địa chỉ: Số 202, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 8, Phường 7, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
  • Xưởng sản xuất: CHI NHÁNH THU MUA, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN.
  • Địa chỉ: số 32 Ngô Quyền, Khóm 9, Phường 4, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
  • Điện thoại: 0782.814.814
  • Email: info@bienxanhtravinh.com
  • Website: https://bienxanhtravinh.vn
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *