754 lượt xem Chưa phân loại

Tư vấn thiết kế ao nuôi ốc nhồi cho năng suất cao

Ốc nhồi hay còn được gọi là ốc bươu đen, là loài động vật thân mềm thường sống ở các vùng ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng, nước ngọt. Loài ốc này không chỉ có giá trị cao về mặt kinh tế mà còn có giá trị dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe con người. Hiện nay, loài ốc này trở thành thực phẩm có sức hấp dẫn với mọi đối tượng người dùng. Điều này đã mở ra con đường phát triển kinh tế mới từ mô hình nuôi ốc nhồi. 

Mô hình này không quá phức tạp nhưng để đạt năng suất cao thì không phải ai cũng biết. Ngoài kỹ thuật nuôi thì bà con cần thiết kế ao nuôi ốc nhồi đạt tiêu chuẩn để mang lại giá trị kinh tế cao. Trong bài viết hôm nay, các chuyên gia sẽ hướng dẫn thiết kế để nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả cao, mời bà con cùng theo dõi.

GIỚI THIỆU ỐC NHỒI

Ốc nhồi được biết đến là loài động vật thân mềm, chân bụng sống thủy lực nông trong nước ngọt. Vỏ ốc nhồi mỏng, nhẵn bóng và có màu đen hoặc màu vàng tùy thuộc vào nguồn nước. Phần miệng ốc có nắm hình khum, bằng phẳng không, không có hõm ở phần thân như ốc bươu vàng. Thịt ốc có vị ngọt, tính hàng và bình nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt, đặc biệt thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.

Mô hình nuôi ốc nhồi trong ao cho năng suất cao
Mô hình nuôi ốc nhồi trong ao cho năng suất cao

Dù giá thành của ốc tăng cao lên đến 110.000/ kg nhưng lượng tiêu thụ vẫn ngày càng tăng cao. Do đó, mô hình nuôi ốc nhồi trở thành xu hướng được nhiều người áp dụng và mang lại thu nhập cao. Trước đây, ốc nhồi tự nhiên sống nhiều trong ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng,… Nhưng vì môi trường nước ngày càng ô nhiễm nên lượng ốc tự nhiên ngày càng khan hiếm. Vì thế trước khi quyết định bắt tay vào làm mô hình này, bạn nên tham khảo tư vấn thiết kế ao nuôi ốc nhồi từ các chuyên gia

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ AO NUÔI ỐC NHỒI CHO NĂNG SUẤT CAO

Thực tế thì mô hình nuôi ốc nhồi không quá phức tạp, không cần bỏ nhiều vốn đầu tư và công chăm sóc. Nhưng cũng cần tuân thủ đúng thiết kế, đúng kỹ thuật và đúng khoa học mới mang lại năng suất cao, tránh những rủi ro không đáng có. Khâu quan trọng nhất khi thực hiện mô hình là thiết kế ao nuôi ốc nhồi thật tốt. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị hệ thống ao nuôi ốc nhồi 

Khi thiết kế ao nuôi ốc nhồi bạn cần quan tâm đến vị trí nuôi ốc nhồi,nên chọn nơi có nguồn nước sạch, khả năng cấp thoát nước thuận lợi. Diện tích ao nuôi sẽ được xác định tùy theo nhu cầu và số lượng ốc nhồi muốn nuôi. Đối với mô hình nuôi ốc nhồi trong ao bùn thì diện tích ao phù hợp nhất là từ 1.000 – 2.500 m2. Đối với mô hình ao nuôi trong bể lót bạt thì diện tích nên thu nhỏ hơn.

Môi trường nuôi ốc nhồi lý tưởng

Thiết kế ao nuôi hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 6 – 8m, đáy ao bằng phẳng hơi dốc về cống tiêu nước,  bờ ao cao hơn mực nước tối thiểu là 0,5m. Cách tốt nhất là nên làm hàng rào xung quanh ao vừa ngăn ốc bò ra ngoài, vừa ngăn sinh vật khác xâm hại.

Thiết kế ao nuôi ốc nhồi nên có cống thoát nước và cấp nước riêng, đặt so le nhau. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thoát nước trong ao.

Thực hiện cải tạo ao nuôi ốc nhồi

Trước khi nuôi cần tiến hành cải tạo ao nuôi bằng cách tháo cạn hết nước trong ao, loại bỏ hết cỏ rác, cá tạp, lá cây và các vật cản có trong ao. Vét hết bùn thối dưới đáy ao, phơi đáy,… Sau đó, dùng  7 – 10 kg/100m2, riêng những ao lâu năm thì rải bột theo tỷ lệ 10 – 15kg/100m2 vôi bột diệt khuẩn, diệt tạp và ngăn ngừa sinh vật khác vào ao hại ốc. 

Sau khi phơi đáy ao 5 – 10 ngày thì tạo mùn bã hữu cơ làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cho ốc. Bằng cách bón phân chuồng đã ủ, rơm, rạ băm nhỏ khắp đáy ao với lượng 1 – 15kg/ 100m2. Bón phân trước khi thả ốc 7 – 10 ngày, khi thấy ao sủi bọt thì tháo nước vào ao.

Vì ốc nhồi thường sống tập trung một khu vực chứ không phân bố đều, nên thiết kế ao nuôi ốc nhồi với nhiều địa hình nông sâu khác nhau để ốc phát triển tốt.

Cấp nước cho ao nuôi ốc nhồi

Sau khi cải tạo ao xong tiến hành cấp nước vào trong ao quan lưới lọc potylen mắt dày. Mực nước lý tưởng trong ao là 0,8m – 1,5m.

Cấp nước cho ao nuôi ốc nhồi

Lưu ý: Thả bèo lục bình hoặc bèo cái trong ao để làm vật bám cho ốc và ao ấm áp vào mùa đông.  Diện tích thả bèo chiếm 20 – 30% ao nuôi, nên làm khung ngăn bèo không phát tán rộng ra ao nuôi. Làm thêm giàn mướp xung quanh bờ ao để lấy nguồn thức ăn có sẵn và tạo được bóng mát cho ao nuôi. Thả bèo tấm, các loại rong đuôi chồn để tạo thức ăn tự nhiên cho ốc. Đồng thời, phát quang bụi rậm xung quanh ao để dễ chăm sóc và tránh cho chuột làm tổ.   

Thiết kế ao nuôi ốc nhồi xong thì kiểm tra chất lượng nước trong ao, độ pH khoảng 7,0 – 8,5, độ kiềm ổn định từ 70,0 – 120,0 mg CaCO3/, hàm lượng oxy hòa tan > 4 mg/l thì tiến hành thả ốc giống. Mật độ thả giống giúp ốc phát triển đồng đều là khoảng 100 đến 300 con/ m2. Thời điểm thả giống thích hợp nhất là tháng 4 – 8 hằng năm và cho thu hoạch vào cuối năm.

Hy vọng những tư vấn thiết kế ao nuôi ốc nhồi ở trên có thể giúp bà con có một mùa thu hoạch ốc đạt năng suất cao. Hãy nắm vững kỹ thuật làm ao và nuôi ốc nhồi để quá trình nuôi ốc nhồi diễn ra thuận lợi, thành công và mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua ốc nhồi, đồ hải sản tươi ngon, đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ với Biển Xanh Trà Vinh theo địa chỉ dưới đây nhé!

Biển Xanh Trà Vinh

  • Địa chỉ: Số 202, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 8, Phường 7, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
  • Xưởng sản xuất: CHI NHÁNH THU MUA, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN.
  • Địa chỉ: số 32 Ngô Quyền, Khóm 9, Phường 4, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
  • Điện thoại: 0782.814.814
  • Email: info@bienxanhtravinh.com
  • Website: https://bienxanhtravinh.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *